5 1685720151
tay giả
chân giả

Khi Nào Tôi Cần Phải Sử Dụng Tay Chân Giả - Vulcanux

Tay chân giả là một thiết bị hỗ trợ cần thiết cho những người mắc một số loại bệnh, bắt buộc phải cắt cụt chi. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng đều bắt buộc sử dụng chân tay giả. Vậy thì khi nào cần sử dụng chân tay giả? Cùng tìm hiểu những căn bệnh này để chủ động phòng tránh, cũng như kịp thời phát hiện và điều trị. Tránh biến chứng nặng như cắt cụt chi. 

khi nào cần sử dụng chân tay giả

Một số bệnh lý dẫn tới cắt cụt chi

1. Bệnh mạch máu ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới phẫu thuật cắt cụt chi. Đây là căn bệnh mà các động mạch bên ngoài tim và não bị thu hẹp, thông thường là ở các động mạch đến các chi dưới. Khiến cho các chi dưới bị thiếu máu, không được nuôi dưỡng đủ, mất dần khả năng hoạt động. Và dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi, thậm chí là tử vong. 

Khi các động mạch bị hẹp lại cũng xảy ra sự chuyển hóa yếm khí, sinh ra nhiều axit lactic. Khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức chân khi vận động. Người bệnh càng hạn chế vận động thì càng dễ dẫn tới teo cơ, yếu cơ. Cuối cùng, người bệnh phải cắt cụt chi và sử dụng chi giả. 

khi nào cần sử dụng chân tay giả

Bệnh mạch máu ngoại biên

2. Hẹp tắc động mạch

Bệnh hẹp tắc động mạch có triệu chứng điển hình là những cơn đau cách hồi. Bệnh càng tiến triển, thì người bệnh càng giảm khả năng di chuyển. Cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý có thể dẫn đến cắt cụt chi dưới. Nguy cơ cắt cụt chi cao hơn khi người bệnh vừa mắc bệnh mạch máu ngoại biên vừa mắc bệnh tiểu đường. 

>>> Tất cả thông tin về biến chứng của bệnh tiểu đường, bạn đọc xem thêm tại: https://vulcanux.com/nhung-bien-chung-cua-benh-tieu-duong.html

3.1. Những con số thống kê về nguy cơ cắt cụt chi

Theo nghiên cứu:

  • 74% những người bị cắt cụt chi do rối loạn mạch máu bao gồm những bệnh nhân vừa mắc bệnh tiểu đường vừa mắc bệnh rối loạn mạch máu.
  • 55% những bệnh nhân này sẽ bị cắt cụt chi ở bên đối diện sau 2-3 năm kể từ lần cắt cụt chi đầu tiên. 
  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường có tới 25% nguy cơ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời. Bệnh lý thần kinh ngoại vi và thiếu máu cục bộ do bệnh mạch máu ngoại vi là hai yếu tố góp phần vào sự phát triển của loét chân. Một khi vết loét ở chân phát triển, có nguy cơ cao vết thương tiến triển dẫn đến các biến chứng và phải cắt cụt chi, buộc người bệnh phải sử dụng chân tay giả. 

3.2. Nguy cơ thiếu máu cục bộ

Bên cạnh đó, ở những người mắc bệnh tiểu đường, những bất thường về chuyển hóa do tăng đường huyết gây ra sự chuyển đổi đường glucose nội bào thành đường sorbitol và fructose. Sự tích tụ của các loại đường này làm giảm quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động và dẫn truyền thần kinh bình thường.

Quá trình chuyển đổi hóa học của glucose cũng sẽ làm tăng áp lực oxy hóa trên các tế bào thần kinh và dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ trầm trọng hơn. Từ đó, gây thêm tổn thương và hoại tử các tế bào thần kinh.

khi nào cần sử dụng chân tay giả

Bệnh tiểu đường có nguy cơ dẫn đến thiếu máu cục bộ

3.3. Biến chứng thần kinh

Thêm một yếu tố làm tăng nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh nhân tiểu đường là khi bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng về thần kinh. Biến chứng thần kinh ảnh hưởng đến các thành phần vận động, cảm giác của hệ thần kinh. Sự hoạt động của các cơ bên trong của bàn chân bị ảnh hưởng và tổn thương, dẫn đến sự mất cân bằng giữa cơ gấp và cơ duỗi của bàn chân bị ảnh hưởng. Những biến dạng như vậy bao gồm các ngón chân bị kéo lên thành ngón chân hình búa hoặc biến dạng uốn cong bàn chân. Những điều này sẽ gây ra các điểm áp lực và điểm xương bất thường, chẳng hạn như trên đầu ngón chân hoặc dưới đầu xương bàn chân, cuối cùng có thể dẫn đến loét da.

3.4. Khả năng chữa lành vết thương suy giảm

Hơn nữa, khả năng chữa lành vết thương của người bệnh tiểu đường suy giảm, do tuần hoàn bị tổn thương. Cuối cùng sẽ dẫn đến việc cắt cụt chi liên quan.

khi nào cần sử dụng chân tay giả

Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến dẫn tới cắt cụt chi

4. Nhiễm trùng

Cắt cụt chi dưới cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng do vi khuẩn. Các bệnh nhiễm trùng bao gồm:

  • Viêm não mô cầu
  • Nhiễm trùng máu do não mô cầu
  • Nhiễm trùng Staphylococcus và MRSA
  • Viêm cân mạc hoại tử. 
  • Một số ca cắt cụt chi dưới là do nhiễm trùng sau khi thay khớp, hoặc phẫu thuật chỉnh hình hoặc mạch máu khác. 

Tỷ lệ nhiễm trùng dẫn tới cắt cụt chi và sử dụng tay chân giả có thể cao hơn ở các nước đang phát triển và có thể do tình trạng thiếu thuốc kháng sinh, cơ sở y tế và vệ sinh. 

khi nào cần sử dụng chân tay giả

Viêm não mô cầu có thể dẫn tới nguy cơ cắt cụt chi

5. U xương ác tính

Ung thư xương tạo xương hay còn được gọi là u xương ác tính là những khối u ác tính hiếm gặp. Phẫu thuật cắt bỏ các khối u này hiện nay chủ yếu được thực hiện để cứu chi. Nhưng người bệnh có thể phải cắt cụt chi trong một số trường hợp. Nhiều trường hợp cắt cụt chi do ung thư là cực kỳ hiếm và nhờ cải thiện trong việc phát hiện sớm, tỷ lệ cắt cụt chi do ung thư đã giảm.

6. Vulcanux - Giải pháp cho bệnh nhân khuyết chi

Vulcan là một thương hiệu Việt có trụ sở chính tại Singapore, trở thành địa chỉ tin cậy cho những người khuyết chi. Với sứ mệnh cung cấp các giải pháp và sản phẩm hỗ trợ người khuyết chivượt qua những khó khăn trong cuộc sống, giúp bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân và hoàn thành những công việc hàng ngày một cách dễ dàng hơn. Sự tận tâm và sáng tạo trong công nghệ sản xuất tay chân giả của Vulcan đã mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng người khuyết chi trong suốt thời gian qua.

>>> Một số sản phẩm tay chân giả giá tốt hỗ trợ cho bệnh nhân khuyết chi, bạn có thể tham khảo xem tại:

>>> Xem bản đồ hướng dẫn đường đi đến Showroom Vulcan:

Thông tin liên hệ: 

  • Website: https://vulcanux.com/
  • Hotline: 0338.380.737
  • Địa chỉ: 197 Nguyễn Hoàng, An Phú, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bản đồ hướng dẫn đường đi:

Như vậy, trên đây là tổng hợp các bệnh lý cần phải phẫu thuật cắt cụt chi. Từ đó, dẫn tới việc bắt buộc sử dụng tay chân giả để thực hiện các hoạt động trong cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng chính là lý do Vulcan đã và đang cung cấp đa dạng các thiết bị tay chân giả, để hỗ trợ người bệnh tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động. 

Bài viết tương tự

Location Hotline Zalo