5 1685719907
tay giả
chân giả

Sử Dụng Chân Tay Giả Khác Biệt Với Tay Chân Thật Ở Điểm Nào?

Tay chân giả có thể giúp những người phẫu thuật cắt cụt chi hoạt động dễ dàng hơn trong cuộc sống. Chi giả bắt chước chức năng và đôi khi có cả hình dáng của tay chân thật. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự khác biệt giữa tay chân giả và chân thật mà bạn nên nắm rõ trước khi lắp chi giả. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về sự khác nhau giữa chúng. 

sự khác biệt giữa tay chân giả và chân thật

Tay điện giả Vulcan

1. Không phải tất cả mọi người đều phù hợp để lắp tay chân giả

Trong khi nhiều người đoạn chi có thể sử dụng tốt chi giả, thì nhiều người lại không. Một số vấn đề có thể dẫn tới điều này bao gồm: 

  • Có đủ mô mềm để đệm phần xương còn lại không?
  • Bạn đau đến mức nào?
  • Tình trạng của da trên chi như thế nào?
  • Phạm vi chuyển động của chi còn lại là bao nhiêu?
  • Chân còn lại có khỏe không?
  • Mức độ chuyển động của chi trước khi phẫu thuật cắt cụt chi như thế nào?
  • Mục tiêu di chuyển của bạn khi lắp chi giả là gì?

Mức độ phẫu thuật cắt cụt chi (trên hoặc dưới đầu gối) cũng có thể ảnh hưởng đến sự thích ứng của cơ thể với chi giả mới. Bạn cần phác đồ và hướng dẫn của chuyên gia để biết khi nào cần sử dụng tay chân giả. Cụ thể, sử dụng chân giả dưới đầu gối thường dễ dàng hơn so với chân giả trên đầu gối. Bởi nếu khớp gối còn nguyên vẹn, bạn sẽ tốn ít sức lực hơn để di chuyển và khả năng di chuyển nhiều hơn.

Lý do phẫu thuật cắt cụt chi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có phù hợp để lắp chi giả không. Vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chi còn lại. Ví dụ, nếu bạn không hoạt động nhiều và bắt buộc phẫu thuật cắt cụt chân do bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh tiểu đường, thì bạn sẽ khó khăn hơn để thích ứng với chân giả mới, so với người có lối sống năng động nhưng bị mất một chi trong tai nạn xe hơi.

Do đó, điều quan trọng để lắp đặt một chi giả là thảo luận với bác sĩ chỉnh hình. Để giúp bạn tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ phù hợp nhất cho bản thân. 

sự khác biệt giữa tay chân giả và chân thật

Thảo luận với chuyên gia chỉnh hình để có được chi giả phù hợp

2. Sử dụng chi giả đòi hỏi thời gian phục hồi chức năng

Khác với tay chân thật, bạn cần thời gian để làm quen với chi giả. Và điều đó có thể là một thách thức lớn. Bạn sẽ cần phục hồi chức năng để tăng cường sức mạnh cho chân, tay và hệ tim mạch khi bạn học cách di chuyển, hoạt động bằng chi mới. Bạn sẽ cần phối hợp và làm theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng, nhà vật lý trị liệu để phát triển một kế hoạch phục hồi chức năng dựa trên các mục tiêu vận động của bạn. 

Bên cạnh đó, ngay cả sau khi quá trình phục hồi chức năng ban đầu kết thúc, người đoạn chi vẫn có thể gặp phải một số vấn đề, bao gồm:

  • Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng lắp chi giả. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự vừa vặn của chi giả và dẫn đến các vấn đề về da.
  • Thay đổi hình dạng chi còn lại. Điều này thường xảy ra trong năm đầu tiên sau phẫu thuật cắt cụt chi khi mô ổn định thành hình dạng lâu dài hơn và có thể ảnh hưởng đến sự vừa vặn của socket.
  • Tình trạng yếu ở chi còn lại, có thể gây khó khăn khi sử dụng chi giả trong thời gian dài.
  • Cơn đau chi giả dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng chi giả.

sự khác biệt giữa tay chân giả và chân thật

Luyện tập để thích nghi với tay giả

Và bạn có biết không, bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cụt chi nhiều nhất hiện nay. Cùng Vulcan xem ngay những biến chứng của bệnh tiểu đường để có những cách hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tiểu đường nhé! Xem tại đây: https://vulcanux.com/nhung-bien-chung-cua-benh-tieu-duong.html

3. Nhu cầu về chi giả có thể thay đổi theo thời gian

Tại một số thời điểm, bạn có thể nhận thấy rằng bạn không di chuyển, hoạt động như mong muốn ban đầu với chi giả hiện tại. Có thể chi còn lại của bạn đã ổn định, bạn đã học cách sử dụng chi giả thành thạo và bạn đã sẵn sàng để chuyển từ một chi giả tạm thời sang một bộ phận có thể tăng mức độ và phạm vi hoạt động nhiều hơn. Những cơn đau mới xuất hiện, cảm giác khó chịu và mất thăng bằng là một số dấu hiệu cho thấy có lẽ đã đến lúc bạn nên liên hệ với bác sĩ chỉnh hình để đánh giá lại nhu cầu về chi giả của mình.

Bác sĩ chỉnh hình có thể đề nghị điều chỉnh thiết bị hiện tại hoặc thay thế một trong các bộ phận. Nếu bạn nhận được các bộ phận giả mới, điều quan trọng là dành thời gian để hiểu cách chúng hoạt động. Để từ đó, sử dụng chúng một cách chính xác và thành thục nhất. 

sự khác biệt giữa tay chân giả và chân thật

Nhu cầu về chi giả có thể thay đổi theo thời gian

4. Công nghệ tay chân giả luôn phát triển

Luôn có những bước phát triển mới trong công nghệ sản xuất chi giả. Do đó, việc cập nhật công nghệ mới sẽ giúp bạn sử dụng chi giả một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như trước đây, người dùng tay giả Vulcan cần phải sử dụng bộ kẹp nhận tín hiệu vào ngón chân để thực hiện đóng - mở bàn tay. Thì giờ đây, Vulcan đã phát triển sản phẩm vòng cảm biến sinh học Myoband.

Với thiết bị này, bạn chỉ cần đeo vào vùng tay phía trên mỏm cụt. Và thực hiện gồng - thả lỏng phần cơ bắp ở vùng đeo vòng Myoband để thực hiện đóng - mở bàn tay. Việc liên tục phát triển công nghệ, trong khi vẫn giữ giá thành ổn định ở mức cạnh tranh nhất trên thị trường tay điện giả sinh học là một trong những lý do giúp sản phẩm của Vulcan ngày càng được người đoạn chi trên lựa chọn. 

sự khác biệt giữa tay chân giả và chân thật

Công nghệ tay giả Vulcan ngày càng phát triển

>>> Một số sản phẩm tay chân giả giá tốt hỗ trợ cho bệnh nhân khuyết chi, bạn có thể tham khảo xem tại:

>>> Xem bản đồ hướng dẫn đường đi đến Showroom Vulcan:

Thông tin liên hệ: 

  • Website: https://vulcanux.com/
  • Hotline: 0338.380.737
  • Địa chỉ: 197 Nguyễn Hoàng, An Phú, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bản đồ hướng dẫn đường đi:

Trên đây là một số sự khác biệt giữa tay chân giả và chân thật mà bất kỳ người đoạn chi nào cũng nên nắm rõ. Điều này giúp bạn lựa chọn được chi giả phù hợp với nhu cầu, tình trạng sức khỏe, ngân sách của bản thân, theo từng thời điểm. Hy vọng Vulcanux đã mang đến bạn những thông tin hữu ích.

Bài viết tương tự

Location Hotline Zalo